Đèn Check Engine Sáng – Cảnh Báo Gì Và Có Nên Tiếp Tục Lái Xe ?

Bạn đang lái xe, bỗng nhiên đèn Check Engine sáng lên. Trái tim đập nhanh, trán lấm tấm mồ hôi: “Có chuyện gì với xe mình vậy?”. Nếu bạn từng trải qua cảm giác này – thì bài viết này là dành cho bạn.

Đèn Check Engine (hoặc đèn báo lỗi động cơ) là một trong những cảnh báo quan trọng nhất trên bảng đồng hồ ô tô. Nó là cách mà chiếc xe thì thầm với bạn: “Tôi đang gặp vấn đề, làm ơn kiểm tra tôi đi!”

Vậy đèn Check Engine sáng là dấu hiệu của lỗi gì? Có nên tiếp tục lái xe? Và làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng khám phá từ A–Z.

1. Đèn Check Engine sáng là gì?

Đèn Check Engine là một biểu tượng hình động cơ màu vàng hoặc cam, thường nằm ở góc bên trái bảng đồng hồ trung tâm. Khi sáng, nó cho biết hệ thống điều khiển động cơ đã phát hiện sự bất thường trong một (hoặc nhiều) cảm biến, bộ phận kỹ thuật nào đó liên quan đến vận hành máy.

Có 2 dạng báo:

Sáng liên tục: Lỗi mức độ nhẹ hoặc vừa – xe vẫn chạy được nhưng cần kiểm tra sớm.

Nhấp nháy liên tục (blinking): Lỗi nghiêm trọng – có thể gây hỏng động cơ nếu tiếp tục lái.

Đèn Engine

Biểu Tượng Đèn Check Engine 


2. Nguyên nhân khiến đèn Check Engine sáng

Đèn Check Engine sáng là tín hiệu cho thấy hệ thống điều khiển động cơ (ECU/ECM) đã phát hiện ra bất thường trong vận hành. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất, dễ gặp ở nhiều dòng xe hiện nay:


2.1. Lỗi cảm biến oxy (O2 Sensor)

Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư có trong khí thải động cơ, truyền tín hiệu về ECM. Qua những thông tin nhận được, ECM điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu, khí và thời điểm đánh lửa tối ưu hơn.

Khi cảm biến oxy bị trục trặc, thông tin bị sai lệch, quá trình đốt cháy không còn hiệu quả nên xe thường phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn để bù vào. Do vậy, đèn Check Engine sáng thì rất có thể cảm biến oxy trên xe của bạn đã bị lỗi.

Lỗi đèn cảm biến oxy ô tô

Lỗi Cảm Biển Oxy


2.2. Lỗi bugi hoặc dây cao áp

Bugi là bộ phận đánh lửa trong buồng đốt. Khi bugi mòn, bẩn hoặc đánh lửa yếu, quá trình đốt cháy xăng – gió trong xi lanh không hoàn toàn, gây hiện tượng rung máy, hụt ga, xe khó nổ hoặc máy yếu.

Dây cao áp nối giữa bobin và bugi nếu bị đứt ngầm, rò rỉ điện cũng làm giảm hiệu suất đánh lửa, khiến hệ thống ECU phát hiện lỗi và bật đèn cảnh báo.

Dây cao áp ô tô

Lỗi Dây Cao Áp Ô Tô


2.3. Lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF Sensor)

Cảm biến MAF đo lượng không khí đi vào động cơ để tính toán lượng xăng cần thiết. Nếu cảm biến này bị bẩn hoặc hư hỏng, xe sẽ mất tỉ lệ hòa khí lý tưởng, dẫn đến tình trạng xe ì máy, hao xăng hoặc chết máy đột ngột.

Cảm biến lưu lượng khí nạp ô tô

Lỗi cảm biến lưu lượng khí nạp ô tô


2.4. Lỗi kim phun nhiên liệu

Kim phun hoạt động không đúng cách (nghẹt, rò rỉ hoặc phun sai thời điểm) sẽ khiến nhiên liệu phun vào buồng đốt không đều, gây động cơ rung, bỏ máy, tăng khí thải. ECU phát hiện sai lệch này sẽ lập tức bật đèn Check Engine.

Kim phun nhiên liệu ô tô

Lỗi Kim Phun Nhiên Liệu


2.5. Lỗi hệ thống nhiên liệu (bơm xăng, lọc xăng)

Khi bơm xăng yếu hoặc lọc xăng bị nghẹt, áp suất nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt sẽ không đủ. Điều này khiến xe bị hụt ga, chết máy khi tăng tốc hoặc đề khó nổ – đặc biệt dễ xảy ra khi đang chạy ở tốc độ cao.

Lỗi hệ thống nhiên liệu ô tô

Lỗi Bơm Xăng Ô Tô


2.6. Nắp bình xăng lỏng hoặc hở

Một trong những lỗi đơn giản nhưng rất thường gặp: nắp bình xăng không được siết chặt sau khi đổ xăng. Điều này khiến hệ thống EVAP phát hiện hơi xăng bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến việc ECU kích hoạt đèn Check Engine để cảnh báo.

👉 Mẹo nhỏ: Nếu đèn báo sáng sau khi đổ xăng, hãy kiểm tra lại nắp bình và vặn chặt lại.

Nắp bình xăng ô tô bị hở

Nắp bình xăng hở cũng khiến đèn Check Engine sáng


2.7. Lỗi cảm biến vị trí trục cam hoặc trục khuỷu (Camshaft/Crankshaft Position Sensor)

Cảm biến này giúp ECM xác định đúng thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu. Khi bị hỏng, tín hiệu bị sai lệch hoặc mất hoàn toàn khiến xe khó nổ máy, hoạt động giật cục, hoặc chết máy giữa đường.

Đây là lỗi nghiêm trọng, cần khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến trục máy và hệ thống đánh lửa.

Cảm biến vị trí trục cam

Lỗi cảm biến vị trí trục cam


2.8. Lỗi bộ chuyển đổi xúc tác (Catalytic Converter)

Bộ chuyển đổi xúc tác giúp xử lý các khí độc như CO, NOx trong khí xả. Khi bộ này bị tắc nghẽn hoặc hỏng, lượng khí thải tăng, xe bị mất công suất, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, thậm chí gây nóng máy.

Ngoài việc bật đèn Check Engine, lỗi này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc đăng kiểm xe nếu không được xử lý kịp thời.

Bộ chuyển đổi xúc tác bị hỏng

Lỗi Bộ Chuyển Đổi Xúc Tác


2.9. Ắc-quy yếu hoặc điện áp không ổn định

Ắc-quy yếu làm hệ thống điện không đủ nguồn cấp, ảnh hưởng đến hoạt động của các cảm biến và ECU. Tình trạng này khiến xe khởi động yếu, thiết bị điện chập chờn, đèn báo lỗi động cơ.

Ác quy yếu điện

Ac-quy Yếu Điện Cũng Là 1 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đèn Check Engine Sáng


2.10. Lỗi hệ thống kiểm soát khí thải EVAP

EVAP là hệ thống xử lý hơi xăng trước khi thải ra môi trường. Khi hệ thống này bị rò rỉ, cảm biến phát hiện sai áp suất – đặc biệt là khi ống dẫn bị nứt, van EVAP bị kẹt hoặc hỏng – ECU sẽ lập tức bật đèn Check Engine.

Hệ thống kiểm soát EVAP

Hệ thống kiểm soát khí thải EVAP


3. Có nên tiếp tục lái xe khi đèn Check Engine sáng?

Câu trả lời là: TÙY MỨC ĐỘ CẢNH BÁO. Hãy quan sát biểu hiện của xe để quyết định.

Có thể tiếp tục lái xe nếu:

Đèn sáng cố định (không nhấp nháy).

Xe vẫn vận hành bình thường: không rung, không yếu máy, không có mùi khét hoặc âm thanh lạ.

👉 Nhưng: Hãy mang xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt, tránh lỗi nặng thêm và gây hại lâu dài.

Dừng xe NGAY LẬP TỨC nếu:

Đèn nhấp nháy liên tục.

Xe bị giật, rung mạnh, mất công suất hoặc phát ra tiếng kêu lạ.

mùi khét, khói, hoặc hiện tượng nóng máy.

Đèn check engine sáng

4. Làm gì khi đèn Check Engine sáng?

Bước 1: Kiểm tra nắp bình xăng

Hãy đảm bảo nắp bình xăng được siết chặt – đôi khi chỉ cần thao tác này là đèn tắt.Nếu đèn không tắt bạn hãy mang ngay xe đến cơ sở sửa chữa gần nhất trước khi quá muộn.

Bước 2: Quan sát các biểu hiện khác

Xe có rung không?

Có tiếng động lạ?

Có mùi lạ hoặc khói?

Bước 3: Mang xe đến garage uy tín 

Hãy mang ngay xe của bạn đến garage uy tín gần nhất trước khi quá muộn  - Lưu ý hãy tìm những garage uy tín chất lượng đã được kiểm chứng.

Trung tâm sửa đèn check engine sáng

Hãy mang xe đến gara gần nhất khi đèn Check Engine sáng


5. Cách phòng tránh đèn Check Engine sáng bất ngờ

Bảo dưỡng định kỳ đúng lịch – đặc biệt là bugi, lọc gió, lọc xăng.

Đổ nhiên liệu đúng chuẩn, tránh xăng dỏm.

Không tự ý độ chế điện khi không có hiểu biết.

Kiểm tra đèn báo mỗi sáng trước khi khởi hành.

Dán cách nhiệt, bảo vệ cabin xe khỏi nóng quá mức.

Hãy liên hệ ngay :🚗 Ô tô AMIKA 🚗

Hotline: 0932.363.000 - 0813.555.962

Cơ sở 1: 12 Hoàng Việt (450 đường C5 cũ), phường Quang Trung, Tp. Nam Định

Cơ sở 2: 145 Trần Thánh Tông, phường Quang Trung, Tp. Nam Định

Facebook Youtube Top